Cổ phiếu OTC là gì?
Cổ phiếu OTC ( Over The Counter) là những cổ phiếu chưa niêm yết, được giao dịch trên quầy không chính thức của các công ty phát hành cổ phiếu, các ngân hàng hay các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu OTC được giao dịch phi tập trung, không qua các sàn như HOSE, HNX. Thị trường OTC hoạt động dựa trên sự thỏa thuận giá cả, số lượng của bên mua và bên bán, không có địa điểm giao dịch thực tế. Mọi giao dịch được thực hiện trên nền tảng điện tử trung gian do các công ty môi giới chứng khoán cùng nhau duy trì như website, diễn đàn. Các công ty môi giới này đồng thời đóng vai trò nhà tạo lập thị trường bằng cách báo giá, sau đó thực hiện mua và bán chứng khoán.
Giá giao dịch quy định thể hiện trên giấy tờ là 10.000 VNĐ, tuy nhiên, giá hiện thực chênh lệch rất nhiều so với mệnh giá. Giá của những cổ phiếu OTC không được công khai và cập nhật trên bảng điện tử như cổ phiếu đã niêm yết trên sàn mà thông qua hệ thống các đại lý, các nhà môi giới hay các trang tin chuyển nhượng. Nhà đầu tư có thể mua trực tiếp từ các đại lý sẵn sàng bán cổ phiếu hoặc trái phiếu mà họ sở hữu hoặc với một nhà môi giới.
Đặc điểm của cổ phiếu OTC
Ưu điểm của cổ phiếu OTC
- Việc mua bán cổ phiếu OTC khá linh hoạt do không phải tuân theo các quy định của sàn chứng khoán Việt Nam.
- Việc thanh toán linh hoạt theo nhu cầu, không phải theo quy tắc T+3 như cổ phiếu tập trung.
- Giá linh hoạt, tăng giảm không giới hạn, không theo biên độ được quy định bởi các sàn.
- Dựa trên nguyên tắc “thuận mua vừa bán”, cả người mua và người bán trong thị trường OTC tự đưa ra mức giá kỳ vọng của mình. Do đó, thị trường này có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn, nhưng đồng nghĩa là rủi ro đi kèm cũng sẽ cao.
Nhược điểm của cổ phiếu OTC
- Để các giao dịch có thể diễn ra, ta cần có sự tham gia hỗ trợ của bên trung gian thứ ba. Mức phí phải trả cho bên trung gian này sẽ cao hơn nhiều so với việc tham gia trên sàn giao dịch tập trung.
- Thị trường không đồng nhất giá cổ phiếu, nên sẽ xảy ra nhiều trường hợp nhà đầu tư bị mua “hớ”.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn, thường sẽ không có báo cáo tài chính được kiểm toán giống như các công ty đã niêm yết. Vì vậy, họ thường cung cấp thông tin thiếu minh bạch và chính xác. Nhà đầu tư mua cổ phiếu OTC sẽ gặp nhiều rủi ro hơn nếu không xem xét kỹ.
- Như vậy OTC là nơi dành riêng cho những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro cực cao. Bởi sẽ tồn tại những hành vi như làm giá hay thậm chí là lừa đảo. Do đó, đây thường là sân chơi của những nhà đầu tư có kinh nghiệm thực chiến, có khả năng phân tích và nhận định tốt.
Giao dịch OTC có an toàn không?
Giao dịch OTC có thực sự an toàn hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này là có. Trong trường hợp bạn có thể lựa chọn được nhà môi giới, bên trung gian uy tín và được chứng nhận hoạt động.
Tại Việt Nam, hoạt động sàn OTC là hoàn toàn hợp pháp. Các sàn OTC uy tín đều chịu sự chi phối và kiểm soát bởi Luật chứng khoán, có giấy phép kinh doanh hoạt động.
Tuy nhiên những quy định cũng như hành lang pháp lý còn lỏng lẻo. Trong khi đó, các công ty chưa niêm yết không được kiểm toán độc lập, không công khai báo cáo tài chính. Điều này có thể gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc đánh giá, nhận định về tình hình doanh nghiệp mình muốn đầu tư.
Phân loại cổ phiếu OTC
Cổ phiếu chưa niêm yết bao gồm ba loại cổ phiếu:
- Cổ phiếu ưu đãi
- Cổ phiếu ủy thác
- Cổ phiếu trực tiếp
Cổ phiếu ưu đãi (Preference Share)
Đây là loại cổ phiếu được bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty A khi công ty A phát hành; công nhân viên sẽ được mua với giá 60% so với giá đấu bình quân khi công ty đó đấu giá. Theo luật thì sau 3 năm loại cổ phiếu ưu đãi này mới được giao dịch chuyển nhượng và sang tên, nhưng tùy theo chính sách của mỗi công ty mà có thể cho phép sang tên chuyển nhượng trước thời hạn quy định là 3 năm, hoặc có thể là sau 1 năm đã được sang tên và lên sàn giao dịch như những cổ phiếu khác, vì công ty đó vừa phát hành bán đấu giá được 1 năm mà đã có quyết định lên sàn giao dịch. Thường thì giá của loại cổ phiếu ưu đãi thấp hơn 10 đến 15 giá (vì đây là loại cổ phiếu số lượng ít và không được sang tên khi chưa được phép) so với các loại cổ phiếu khác đang lưu hành được cho phép chuyển nhượng bất cứ lúc nào. Cổ phiếu ưu đãi còn được gọi là cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng, sau khi đấu giá khoảng 4 tháng thì công ty sẽ cấp sổ cho loại cổ phiếu này và đứng tên người được mua lúc đầu. Nếu có người khác muốn mua lại cổ phiếu này thì chỉ cầm sổ của người bán và giao hết tiền, cho đến khi nào công ty cho phép chuyển nhượng sang tên thì người bán sẽ làm thủ tục chuyển nhượng sang tên cho người mua, hai bên sẽ viết giấy tay chuyển nhượng cùng với các điều khoản viết trong tờ giấy mua bán như:
- Người bán tức là bên A, người mua tức là bên B: Bên A cam kết sẽ giao toàn bộ giấy tờ, sổ cổ đông cho bên B sau khi bên B đã giao hết tiền cho bên A.
- Bên A cam kết sẽ có trách nhiệm kết hợp với bên B để hoàn thành thủ tục chuyển nhượng và làm thủ tục sang tên cho bên B khi công ty cổ phần cho phép chuyển nhượng.
- Kể từ ngày giao dịch mua bán bên B sẽ được hưởng tất cả những ưu đãi hay đặc quyền mà công ty cổ phần mang lại cho cổ đông như: Cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chia cho cổ đông hiện hữu, quyền được chia cổ tức trước so với các loại cổ phiếu khác…
Khi công ty cho phép chuyển nhượng thì người mua và bán sẽ kết hợp với nhau để điền vào đơn chuyển nhượng của công ty và mang tới văn phòng chuyên trách về vấn đề cổ phiếu để hoàn thành thủ tục (thường là phòng kế toán). Cổ phiếu ưu đãi phù hợp cho những người có nguồn ngân sách lớn và dự định đầu tư lâu dài, vì lợi nhuận sẽ khá cao.
Cổ phiếu ủy thác
Khi công ty phát hành bán cổ phiếu thì công ty đó sẽ không tự mình làm mà phải phụ thuộc vào các công ty chứng khoán để tư vấn và phát hành cho công ty đó, đánh vào tâm lý lo ngại của nhiều nhà đầu tư mới chưa hiểu nhiều về cổ phiếu không dám tự mình đi đấu giá, nếu đấu giá cao quá thì bị hớ, đấu giá thấp quá thì không trúng sẽ mất đi 1 cơ hội trong khi số tiền nhàn rỗi chưa biết để vào đâu, chính vì vậy đã có những công ty chứng khoán hay tổ chức tài chính sẽ thay mặt nhà đầu tư đấu giá, tức là nhà đầu tư sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào công ty hay tổ chức này, vì là tổ chức và công ty chứng khoán nên số lượng nhà đầu tư uỷ thác đấu giá cho công ty này là rất nhiều, và với số lượng uỷ thác đấu giá với số lượng lớn này thì công ty hay tổ chức uỷ thác sẽ đấu sát giá hơn, và khả năng trúng gần với giá đấu bình quân là rất cao, nhà đầu tư có thể yên tâm, sau khi đã đấu giá xong công ty chứng khoán này sẽ chia lại theo số lượng đăng ký của nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải trả cho công ty chứng khoán này một vài khoản tiền như: tiền phí uỷ thác đầu tư thường là 1% – 2% so với số lượng và giá nhà đầu tư mua, tiền phí quản lý cổ phiếu hàng năm, và phí chuyển nhượng sang tên, công ty nhận làm việc uỷ thác đầu tư được biết đến nhiều nhất hiện nay là PVFC – PetroVietNam Financial company.
Khi mua bán loại cổ phiếu uỷ thác thì người mua và bán sẽ gặp nhau và dắt nhau ra công ty PVFC này để PVFC xác nhận và sẽ thực hiện quyền chuyển nhượng sang tên cho người mua, trước khi mua bán người bán phải trả hết các loại phí cho PVFC và PVFC sẽ sang tên cho người mua.
- Thủ tục mua bán loại cổ phiếu uỷ thác là người mua và bán sẽ viết giấy tay với nhau, người mua sẽ trả cho người bán 10% tổng giá trị giao dịch và hẹn 3 ngày sau, hoặc là hơn, cho đến khi người mua đã nhận được cổ phiếu mang tên mình thì người mua sẽ trả hết tiền cho người bán, tức là giai đoạn này PVFC sẽ tiến hành thủ tục sang tên
- Cam kết trong giấy tay: Cũng như các điều khoản như loại cổ phiếu ưu đãi và thêm là: Trong thời gian tiến hành thủ tục chuyển nhượng nếu người bán huỷ bỏ hợp đồng mua bán (tức là không bán nữa) thì người bán sẽ mất gấp đôi số tiền đặt cọc, nếu người mua mà không mua nữa thì người mua sẽ mất toàn bộ số tiền đặt cọc, người mua cam kết sẽ giao hết tiền cho người bán khi người bán đã giao sổ cổ đông, hợp đồng và toàn bộ giấy tờ liên quan tới cổ phiếu cho người mua, tỷ lệ đặt cọc cũng tuỳ thuộc vào giao kèo giữa 2 bên
Cổ phiếu trực tiếp
Đây là loại cổ phiếu phổ biến nhất và tương đối tự do, có mức giá và tính thanh khoản cao hơn các loại còn lại. Cổ phiếu trực tiếp có thể giao dịch dễ dàng nhờ sự tiếp xúc giữa người mua và người bán, hạn chế được các khoản chi phí ủy thác phát sinh.
Trái ngược với cổ phiếu ủy thác, Doanh nghiệp sẽ tự mình phát hành cổ phiếu. Vì vậy giá cổ phiếu trực tiếp thường cao hơn so với cổ phiếu ủy thác. Đồng thời tính thanh khoản cao hơn và hạn chế các khoản phí phát sinh do quá trình ủy thác gây ra.
Cách mua cổ phiếu OTC
Các thủ tục mua bán và các điều khoản đều như các loại cổ phiếu trên, chỉ cần mang giấy tờ và photo CMND của người mua và bán, điền vào Form chuyển nhượng và nộp cho bộ phận chuyên trách về cổ phiếu công ty đó, họ sẽ làm, đóng vài chục ngàn tiền phí, đợi vài ngày đến lấy sổ, nếu tổng giám đốc công ty đó đi nước ngoài công ty thì chịu khó đợi lâu hơn và phải giao kèo với người mua hay bán, kẻo thời gian lấy sổ lâu quá mà giá loại cổ phiếu mình mua thì cứ lên vùn vụt, trong khi đó số tiền đặt cọc 10% quá nhỏ, giá lên quá 10% tiền đặt cọc thì người bán sẽ có quyền huỷ bỏ hợp đồng, tức là không bán nữa và chịu trả lại gấp đôi tiền đặt cọc, trong trương hợp này nếu thấy giá lên quá thì phải gấp rút trả thêm tiền đặt cọc lên 40 – 50% để đảm bảo người bán sẽ phải bán chứ không huỷ bỏ hợp đồng.
Phân biệt Sàn OTC và Sàn chứng khoán tập trung
Tiêu chí | Sàn OTC | Sàn chứng khoán tập trung |
---|---|---|
Thời gian Giao dịch | – Giao dịch vào tất cả các ngày, cả Thứ Bảy, Chủ Nhật hay những ngày lễ đều được | – Giao dịch từ Thứ Hai đến Thứ Năm |
Sàn Giao dịch | – Giao dịch không qua sàn | – Giao dịch qua sàn tập trung: HOSE, HNX |
Thời hạn Thanh toán | – Thanh toán ngay sau khi giao dịch | – Thời gian thanh toán T+2 (tiền), T+3 (chứng khoán) |
Giá Cổ phiếu | – Giá cổ phiếu mua/bán theo thỏa thuận, không công khai | – Giá niêm yết trên sàn, công khai và minh bạch |
Tính rủi ro | – Rủi ro cao | – Rủi ro thấp hơn |
Đơn vị quản lý | – Quản lý bởi VSD và công ty phát hành | – Sở giao dịch chứng khoán quản lý trực |