Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (viết tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và một số đơn vị.
Trong 86 bị can, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị đề nghị truy tố 3 tội danh: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.
Đằng sau Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát
Theo kết luận, trong quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát” với hơn hơn 1.000 doanh nghiệp, chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, gồm: nhóm định chế tài chính, nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhóm các công ty “ma’’ tại Việt Nam và mạng lưới công ty tại nước ngoài.
Trong nhóm định chế tài chính, SCB có vai trò đặc biệt quan trọng, được bị can Trương Mỹ Lan sử dụng như một công cụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong hệ sinh thái. Mọi hoạt động của ngân hàng này đều cơ bản phục vụ hoạt động của nữ chủ tịch tập đoàn.
Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát”, bị can Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần rồi thao túng.
Từ tháng 12-2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Lan nắm giữ hơn 81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), hơn 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Sau khi 3 ngân hàng trên hợp nhất thành SCB, bị can Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ người đứng tên hơn 85% cổ phần của ngân hàng này. Cũng với thủ đoạn nhờ người đứng tên, nữ doanh nhân đã mua cổ phần và tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại đây lên hơn 91% vào ngày 1-1-2018.
Bằng cách nắm quyền chi phối, bị can Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân tin tưởng, thân tín đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vào các vị trí chủ chốt của SCB. Những người này đều nghe theo chỉ đạo của bà Lan và được trả lương cao, từ 200 – 500 triệu đồng/tháng.
Về hoạt động của SCB, đáng chú ý, ngân hàng này được sử dụng như “một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức”. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, SCB lại chủ yếu phục vụ mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan.
Hành vi phạm tội của Bà Trương Mỹ Lan tại SCB
Theo kết luận, sau khi thâu tóm SCB, bị can Trương Mỹ Lan đã thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại đây và tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để rút tiền của ngân hàng dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống. Thậm chí, có nhiều khoản vay rút tiền trước, hoàn thiện hồ sơ sau.
Mỗi khoản tiền rút ra sẽ được giao cho từng nhóm để dựng công ty “ma”, “vẽ” ra phương án đầu tư tại các dự án, giao cho các bộ phận tính toán tài sản bảo đảm cho phù hợp…
Kết luận điều tra cho thấy SCB đã huy động tiền gửi từ 50 chi nhánh nhưng chỉ tập trung giải ngân đối với nhóm Trương Mỹ Lan tại 3 đơn vị hội sở, 3 chi nhánh lớn, 6 chi nhánh nhỏ lẻ. Các hồ sơ cho vay, giải ngân của nhóm này tại các đơn vị, chi nhánh trên đều có ký hiệu theo dõi riêng như “HSTT”, “phương án, dự án” để nhân viên ngân hàng nhìn vào đều hiểu là cho vay các công ty trong “hệ sinh thái”.
Cơ quan điều tra Bộ Công an chỉ rõ thủ đoạn được nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng để vay tiền SCB gồm: tạo lập khách hàng vay vốn khống; thuê hoặc nhờ người đứng tên tài sản; tạo lập hồ sơ vay khống; đưa ra tài sản bảo đảm được định giá trị để tạo hồ sơ đúng quy định nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, thực chất là để “rút ruột” ngân hàng. Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan – Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và hợp thức hóa sau.
Theo quy trình thông thường, ngân hàng chỉ giải ngân khi đã hoàn thiện thủ tục pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm. Nhưng thực tế, 1.284 khoản vay của bị can Lan còn dư nợ chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân; số còn lại có tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản.
Kết quả xác minh hồ sơ vay vốn 1.284 khoản vay nói trên tại SCB cho thấy có 201 khoản vay, hồ sơ vay vốn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Các khoản vay này giải ngân hơn 10.000 tỉ, đến nay tổng dư nợ 11.600 tỉ.
Nhóm của Trương Mỹ Lan còn tạo lập, sử dụng khách hàng vay vốn khống, thuê người đứng tên tài sản bảo đảm để vay 1.200 khoản tại SCB. Nhóm bà Lan cũng thành lập hàng ngàn pháp nhân, thuê hàng ngàn cá nhân làm đại diện pháp luật, đứng tên cổ đông, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để hợp thức việc rút tiền.
“Sở dĩ “kho” pháp nhân này càng ngày càng phình to vì phải thành lập nhiều pháp nhân, “dựng” nhiều cá nhân mới để đứng tên khoản vay thì khi kiểm tra sẽ không có dư nợ tín dụng lớn” – kết luận nêu.
Để bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện được hành vi rút tiền, chiếm đoạt tiền từ SCB thông qua thủ đoạn vay, còn có sự tiếp tay của các đối tượng tại các công ty thẩm định giá. Lãnh đạo, nhân viên các công ty này không thực hiện công tác thẩm định nhưng đã phát hành các chứng thư thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của SCB để thông đồng, hợp thức thủ tục vay vốn, nâng khống giá trị.
Để che giấu thực trạng tài chính yếu kém, các sai phạm có thể bị phát hiện qua thanh tra cũng như để SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và được tiếp tục tái cơ cấu, Trương Mỹ Lan đã gặp, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn – trưởng đoàn thanh tra hoạt động ngân hàng này. Đồng thời, chỉ đạo cấp dưới tiếp xúc, đặt vấn đề đưa tiền, quà bồi dưỡng cho các thành viên đoàn thanh tra.
Đồng ý với bị can Trương Mỹ Lan, trong báo cáo về kết quả thanh tra tại SCB của NHNN trình bày với Chính phủ, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II – NHNN Đỗ Thị Nhàn cùng Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN Nguyễn Văn Hưng đã chỉ đạo thành viên đoàn chỉ nêu chung chung, không ghi số liệu trung thực, không nêu thực trạng tài chính yếu kém của SCB. Mục đích là để giảm nhẹ, “làm mờ” cho các sai phạm của SCB.
Sau khi báo cáo Chính phủ, Đỗ Thị Nhàn tiếp tục yêu cầu bỏ nội dung kiến nghị phân loại nợ nhóm 4, nhóm 5 với 3 dự án tại chi nhánh SCB Cống Quỳnh trong dự thảo. Đoàn thanh tra còn phát hiện rất nhiều sai phạm tại các khoản vay của nhóm 71 khách hàng ở cùng một địa chỉ nhưng không đưa vào báo cáo kết quả thanh tra gửi lãnh đạo NHNN và báo cáo Chính phủ, cũng như chuyển cơ quan điều tra.
Đáng chú ý, khi thành viên đoàn thanh tra đề xuất “đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt” thì bị can Hưng gạt nội dung này khỏi báo cáo của NHNN gửi Chính phủ. Bên cạnh đó, tại phần kiến nghị, đoàn thanh tra đề xuất Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện cho SCB tái cơ cấu.
Nguồn: Báo Người Lao động
Góc nhìn đầu tư
Một vài con số khổng lồ từ vụ Vạn Thịnh Phát
So với quy mô GDP Việt Nam tới cuối quý III năm nay (4,7 triệu tỷ đồng), số tiền304.096tỷ đồng mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt tương đương6%.
Xét các chỉ tiêu về hoạt động của ngành ngân hàng, con số này bằng 2,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế (12,75 triệu tỷ đồng) tính tới cuối quý III, bằng 11% tổng dư nợ cho lĩnh vực bất động sản. Số tiền này cũng tương đương với tổng tài sản một ngân hàng quy mô tầm trung trên thị trường hiện nay.
304.096 tỷ đồng cũng nhiều hơn vốn hóa của 9/10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán hiện nay, chỉ đứng sau vốn hóa của Vietcombank (mã VCB). Cụ thể, kết phiên 15/11, VCB có vốn hóa trên sàn chứng khoán đạt 490.000 tỷ đồng. 9 doanh nghiệp còn lại trong top 10 đều dưới 300.000 tỷ (BIDV – mã BID là 223.300 tỷ đồng; Vinhomes gần 180.500 tỷ đồng còn Vingroup hơn 173.000 tỷ đồng).
12.53 tỷ USD còn lớn hơn tổng tài sản của 5 tỷ phú USD Việt Nam (11.8 tỷ), gấp 3 lần người giàu nhất Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng.
Bất Động sản sẽ là một cục ung thư đáng sợ
Số tiền huy động từ trái phiếu, tiền gửi của SCB với tổng tài sản khoảng 650.000 tỷ, kẹt chủ yếu trong hơn 1300 dự án BĐS với con số ước tính giá trị là 600.000 tỷ. Hiểu đơn giản là SCB huy động tiền từ NĐT, dựa trên nhiều loại hình thức đánh tráo khái niệm khác nhau, sau đó bà Lan rút ruột qua các kênh cho vay các dự án ảo, trên giấy tờ, thế là chỉ cần vài cái chữ ký tờ A4 là tiền người dân vào túi họ, vào các dự án BĐS.
Điều đáng sợ nhất là giờ làm thế nào để xử lý đống nợ kia để trả tiền gửi cho người dân, trả lãi và gốc trái phiếu cho NĐT? Đó sẽ là một câu chuyện RẤT DÀI của việc tái cơ cấu một Bank lớn. Hiểu đơn giản là sẽ cần thanh lý lượng BĐS tồn đọng của ngân hàng này để tái cơ cấu dần dần. Đây là một điều thật sự đáng sợ, vì anh chị nên nhớ rằng hệ thống BĐS của Việt Nam vẫn đang đóng băng, thanh khoản kém, thị trường ảm đạm và chúng ta chịu một áp lực cực lớn nguồn cung BĐS để tái cơ cấu ngân hàng, trả tiền cho người dân.
Sacombank đã trích lập thành công thiệt hại 35.000 tỷ đồng cho đề án tái cơ cấu, và câu chuyện này đã kéo dài hơn 5 – 6 năm. Như vậy ta sẽ sớm thấy một Bank nào đó (khả năng là Bank Big 4 dạng VCB) mua lại ngân hàng giá 0 đồng để tái cơ cấu.
Tóm tắt lại là giờ phải tìm phương án thanh lý đám BĐS kia để trả tiền cho người dân và NĐT, nhưng nên nhớ BĐS trên giấy tờ bao giờ cũng ĐỊNH GIÁ CAO hơn so với giá đất thực tế => Ngân hàng chắc chắn sẽ bán lỗ, lỗ chồng lỗ, một cục ung thư khổng lồ của thị trường đang đóng băng
Giảm là điều chắc chắn, nhưng đáy khi nào?
Không thể đoán trước được.
Khi chúng ta có thêm một sự kiện “thiên nga đen” thì việc quản trị rủi ro là quan trọng nhất, vì giờ chúng ta không thể lường được hết các biến số trên thị trường nữa. Ngoài ra, các tín hiệu tạo đỉnh của thị trường đã có, với một phiên bán kèm Volume cực đại 1.2 tỷ cổ phiếu ngày 17/11 => Không nên đoán, hãy nhìn thị trường mà hành động
Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để VNINDEX thiết lập vùng đáy trung hạn, khi tin xấu liên tục ra mà nếu VNINDEX không thủng đáy cũ thì sẽ là một vùng nền cho một sóng tăng từ giờ đến Tết Âm (2 – 3 tháng). Trong kịch bản tiêu cực thì về bao nhiêu cũng không thể nào hay được, có thể 1000, có thể 900, …
NĐT chủ yếu sẽ nhận được những tư vấn muộn màng, hoặc vô thưởng vô phạt dạng “theo dõi kỹ thị trường”, “hạ tỷ trọng”, … Nhưng đến lúc cần nghỉ là nghỉ, không cố chấp, show tài khoản, công khai.
Bán ở đây khi thị trường cho rất nhiều cơ hội bán cổ phiếu nhưng không chịu bán trước đó?
Nhưng nếu kẹp cổ phiếu, vẫn nên bán, thà cắt lỗ ít sửa sai chờ sóng sau ăn 20 – 30% dễ dàng hơn nhiều, chú ý chắc chắn sẽ có những nhịp hồi trong phiên.
NĐT không tạo nên cho bản thân kỷ luật, thì sớm hay muộn cũng sẽ thua cuộc trên đường dài!