Vận động ngành thép giai đoạn 2018 – 2022
December 2022 crude steel production and 2022 global crude steel production totals [Link]
Trung Quốc có tác động rất lớn đến thị trường thép toàn cầu
- Dài hạn:
- Chính sách bất động sản: “Nhà để ở không phải đề đầu cơ” ⇒ Sản xuất thép trong nước sẽ giảm do chính phủ không ủng hộ xây dựng BĐS tràn lan dạng đầu cơ.
- Go Green: Hạn chế những ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và có tính ô nhiễm môi trường. ⇒ Chuyển dịch sản xuất thép sang các nước lân cận. Cơ hội cho Việt Nam
- Ngắn hạn 2023:
- Cho phép nhập than trở lại từ Úc với các ngành tiện ích và thép trong giai đoạn cuối 2022.
- Nới lỏng hơn với Bất động sản.
Tỷ trọng đầu ra cho ngành thép
Thép cung cấp đầu vào cho Xây dựng chiếm 49%, trong khi đó Nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng chiếm ~ 35% GDP (quý 1/2023)
Nhưng GDP Công nghiệp và Xây dựng Q1/2023 lần thứ 2 giảm (-0,4%) trong suốt 5 năm qua kèm giá cả vật liệu đầu vào vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt ⇒ Ngành thép chưa thể tăng trưởng trong ngắn hạn
Chuỗi giá trị ngành thép
Yếu tố đầu vào:
- Quặng sắt (29%), than cốc (25%) ⇒ BOF (70%)
- Thép phế liệu (55.5%) và điện (26.2%) ⇒ EAF (30%)
Phân tích SWOT ngành Thép Việt Nam
Đầu tiền thì mình muốn nhấn mạnh lại ý nghĩa của bài viết này sẽ là hướng dẫn cách phân tích ngành + chỉ ra vài thông tin quan trọng mà mình cho là trọng yếu có thể ảnh hưởng đến ngành mà mọi người cần lưu tâm khi phân tích.
Điểm mạnh
- Tốc độ tăng trưởng của ngành Thép Việt Nam 14.9%/năm. Đây là yếu tố quan trọng – xác định được chỉ số này sẽ giúp chúng ta xem xét ngành này có còn hấp dẫn so với các ngành khác hay không. Số liệu này có thể theo dõi thường xuyên trên bản tin của VSA. Tại đây
- Năng lực sản xuất của ngành Thép Việt Nam. Từ một nước chỉ chuyên Gia công và Sản xuất Tôn mạ; phải liên doanh với nước ngoài để sản xuất Thép xây dựng thì tính đến năm 2021, Việt Nam đã có thể tự sản xuất được thép HRC để đáp ứng nhu cầu trong nước. Ngoài ra, thì gần đây HPG cũng đã sản xuất được những sản phẩm thép theo tiêu chuẩn nước ngoài để xuất khẩu như (thép làm tanh lốp xe ôtô, thép thanh vằn đóng cuộn tiêu chuẩn Anh Quốc,..). Hãy đọc Báo cáo Thị trường Thép của Vietnambiz mỗi tháng để có nhiều thông tin về vấn đề này.
- Nhu cầu thép của nền kinh tế tăng trưởng đều đặn. Nhưng cũng cần quan tâm đến những phát minh và yếu tố mới. Ngành thép sẽ là ngành tăng trưởng dài hạn, phát triển cùng với nền kinh tế của các quốc gia. Kinh tế muốn phát triển thì cơ sở hạ tầng cũng phải đồng bộ và phát triển theo. Trong vòng 50 năm qua, sản lượng thép toàn cầu đã tăng gấp ba lần, điều này cho thấy các quốc gia trên thế giới cũng phát triển mạnh cơ sở hạ tầng. Ngành sản xuất Thép có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,… Ngược lại, các quốc gia phát triển như Mỹ, Nga, EU đã giảm quy mô sản xuất trong nước và phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu.
Tại sao mình lại nói phải quan tâm đến yếu tố mới trên thế giới?
Hãy nhìn cách mà Apple thay thế Nokia, Gmail thay thế cho Thư giấy, Wifi+Zalo thay thế cho Viễn thông,… thì bất kỳ ngành nào cũng có khả năng bị thay thế trong tương lai, vì vậy nhà đầu tư cần phải nhạy bén trong vấn đề này, để tránh đầu tư vào những Doanh nghiệp lỗi thời.
Điểm yếu
- Công nghệ sản xuất lạc hậu chủ yếu vẫn là lò BOF, mặc dù đã có sự chuyển dịch sang lò EAF và IF nhưng hầu hết 60% các nhà máy ở VN vẫn dùng lò BOF. Việc dùng lò BOF lâu năm sẽ gây nên tình trạng sản phẩm kém chất lượng và sản lượng sản xuất thấp. Công nghệ lạc hậu có thể gây nên tiêu hao nhiều nguyên liệu hơn dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên. Ngoài ra, cần để ý thêm công nghệ DRI lọc khí CO2, vì đây sẽ là tiêu chí bắt buộc áp dụng trong thời gian tới.
- Giá thành sản xuất cao làm tính cạnh tranh của Doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam với thế giới trở nên yếu. Do hầu hết các nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến không chủ động được giá vật liệu và nguồn cung nguyên vật liệu. Theo dõi giá nguyên vật liệu sản xuất thép là điều mà mình nói xuyên suốt ở bài này. Để theo dõi giá mọi người có thể truy cập vào đây: tradingeconomics
- Chính sách Thuế bảo hộ trong ngành thép còn cao. Hầu hết các nước đều đang có những chính sách thuế nhằm bảo hộ cho giá thép trong nước. Gần đây nhất thì Mexico đang áp thuế chống bán phá giá đối với thép mạ Việt Nam. Hãy xem Doanh nghiệp mình quan tâm có thị phần tại quốc gia đang bị đánh thuế không, nếu có thì có thể trong vài tháng tới lợi nhuận doanh nghiệp đó sẽ giảm.
Cơ hội
- Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Hiệp định thương mại EVFTA, ATIGA giúp cho thép Việt Nam xuất khẩu dễ hơn sang các nước ASEAN và EU. Có thể cập nhật thêm chính sách WTO mới tại đây: https://trungtamwto.vn/an-pham Cập nhật bản tin EVFTA mỗi tháng: https://goglobal.moit.gov.vn//exp-news Cập nhật bản tin ASEAN mỗi tháng: https://aecvcci.vn/ban-tin/c64.htm
- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh. Hãy nhìn vào cơ sở hạ tầng của TQ trong 10 năm qua chúng ta thấy có một sự phát triển thần kỳ, đưa hệ thống giao thông tốc độ cao như đường sắt, cao tốc 8 làn xe đến từng thành phố. Giúp cho hệ thống logistic nước này phát triển vượt bậc. Việt Nam cũng đang trong quá trình đó, đẩy mạnh hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam giúp cho giao thông các vùng kết nối. Khi hệ thống giao thông đã có thì sẽ hình thành nên các Khu công nghiệp, các vùng kinh tế và các khu đô thị lớn.
Chính sách đầu tư công cũng là điều nhà đầu tư cần quan tâm. Những chính sách này sẽ có kế hoạch 5 năm và thường công bố vào đầu mỗi nhiệm kỳ Quốc hội. Hãy theo dõi thông tin này thường xuyên trên báo chính phủ hoặc thông qua số liệu trên GSO
- Do vấn đề môi trường nên hiện việc cấp giấy phép mở mới nhà máy sản xuất thép sẽ khá khó. Vì vậy, tính cạnh tranh bởi doanh nghiệp mở mới ngành này sẽ giảm xuống trong 20 năm tới. Đơn cử như Trung Quốc với chính sách Bảo vệ môi trường đã đóng cửa những nhà máy thép nhỏ và chuyển sang nhập khẩu thép từ bên ngoài.
Thách thức/ Rủi ro
- Muốn xuất khẩu nhiều hơn hoặc không phụ thuộc vào các sản phẩm thép nhập khẩu thì các DN Việt Nam phải nâng cao năng lực nhiều hơn. Cần sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao theo chuẩn quốc tế để không phụ thuộc việc nhập khẩu.
- Chủ động trong khâu nguyên vật liệu đầu vào. Đây là điều DN thép Việt Nam chưa làm được dẫn đến giá thành biến động theo giá thế giới, và phụ thuộc vào nguồn cung trên thế giới. Năm 2021, thì HPG đã chủ động mua quặng sắt (iron ore) tại Australia giúp chủ động trong nguồn cung đầu vào của DN này.
- Nguy cơ khủng hoảng thừa của ngành thép thế giới và thách thức về sản lượng thép nhập khẩu. Khủng hoảng thiếu sẽ làm giá tăng trong ngắn hạn nhưng với khủng hoảng thừa thì đáng lo ngại hơn, nó sẽ làm cả ngành suy thoải ít nhất vài năm cho đến khi tiêu thụ hết lượng thép đó. Khi nhận thấy khủng hoảng thừa xuất hiện thì tốt nhất chúng ta nên tạm tránh xa ngành thép vài năm, cho đến khi nhu cầu quay trở lại mạnh mẽ.
- Vấn đề môi trường Chính sách ràng buộc về lượng phát thải CO2 đối với nhà máy sản xuất thép khả năng sẽ được áp dụng rộng rải trên toàn cầu. Ngoài ra, nhiều chính phủ sẽ hạn chế doanh nghiệp mở mới ngành thép và đánh thuế môi trường đối với những DN phát thải gây ổ nhiễm môi trường. Đây được xem như chính sách sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các DN lớn đã ổn định thị phần trước đó.
Các doanh nghiệp triển vọng trong ngành
VPG – Doanh nghiệp nhập khẩu than và quặng sắt cho HPG
HPG – Doanh nghiệp sở hữu chuỗi giá trị khép kín sản xuất được thép HRC – Dự án Dung Quất 2 khởi công 2022.
HSG – Doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất và xuất khẩu tôn mạ – Chuyển hướng sang phân phối Vật liệu xây dựng.
NKG – Doanh nghiệp đứng thứ 2 trong ngành về sản xuất và xuất khẩu tôn mạ – Dự án Nhà máy Phú Mỹ khởi công 2022.
SMC – Doanh nghiệp phân phối thép của HPG POM TVN NKG – Chuyên cung cấp thép cho dự án đầu tư công – Mở rộng thêm mảng sản xuất và gia công.
TLH – Doanh nghiệp sản xuất thép tại Đồng Nai, cung cấp thép cho các dự án ở Đông Nam Bộ và dự án đầu tư công tại Đồng Nai.
Yếu tố tác động đến lợi nhuận cổ phiếu ngành Thép
Vĩ mô | Ngành | Doanh nghiệp |
---|---|---|
Chu kỳ kinh tế – đầu tư công | Giá than cốc, giá quặng sắt, thép HRC, thép thế giới | Tốc độ tăng trưởng |
Chu kỳ ngành – Biến động nguyên vật liệu đầu ra và đầu vào | Sản lượng – Công suất nhà máy | Biên lợi nhuận |
Chính sách: Môi trường, Thuế chống bán phá giá, Hiệp định thương mại,… | Mức độ tiêu thụ thép trong nước và thế giới | Đầu tư tài sản cố định lớn |
Ngành mới xuất hiện => Nhu cầu thép tăng cao | Tự chủ HRC – Chuỗi giá trị | Đòn bẫy tài chính |
Sản phẩm thay thế xuất hiện => Nhu cầu thép giảm xuống | Tự chủ nguyên vật liệu đầu vào | Chênh lệch tỷ giá |
Góc nhìn đầu tư
- Định giá hấp dẫn:
- Đầu tư công có kế hoạch giải ngân trong năm 2023 trở đi ⇒ Xây dựng được hưởng lợi ⇒ DN sản xuất Thép hưởng lợi
- Công nghiệp chuyển dịch các nước trong đó có Trung Quốc về VN tầm nhìn trung, dài hạn ⇒ Công nghiệp tăng trưởng ⇒ DN sản xuất Thép hưởng lợi
- Nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng chiếm 35% GDP ⇒ Để chính phủ đạt được kế hoạch tăng trưởng GDP thì không thể có những động thái tác động tích cực nhằm kích thích Ngành Công nghiệp và Xây dựng ⇒ Sản xuất Thép hưởng lợi