Vấn đề đặt ra
Bạn có bao giờ thử đặt câu hỏi: Tại sao Thị trường chứng khoán sụp đổ, Bất động sản đóng băng, Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất, nhiều lao động mất việc làm, còn Doanh nghiệp thì đua nhau phá sản?
Thực tế những thứ này đang hiện diện với Việt Nam trong năm 2022-2023
Và nếu như bạn muốn tìm hiểu bản chất của các vấn đề này thì đây chắc chắn là nội dung bạn cần phải nghe.
Bối cảnh bài viết
Dạo gần đây mình nghe được rất nhiều lời than vãn từ những người bạn, các anh chị chủ DN trong cộng đồng mà mình tham gia, thậm chí cả người thân của mình. Họ than vãn về việc bị cắt giảm nhân sự, khó khăn trong kinh doanh, đầu tư thì thua lỗ, cắt giảm nhân sự.
Tự dưng mình cảm thấy có trách nhiệm gì đó trong việc lý giải những sự việc này từ một phần hệ quả tất yếu trong tính chu kỳ của một nền kinh tế.
OK… Và rất mong nội dung mình đang chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu được cơ chế vận hành của nền kinh tế và hơn nữa có thể bạn sẽ đúc kết ra được bài học cho bản thân.
Nền kinh tế bản chất hình thành nên từ những giao dịch
Mình sẽ bắt đầu bằng một câu chuyện như sau:
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Con người
Ban đầu con người chỉ cần có thức ăn để tồn tại, nhưng qua thời gian chúng ta đã biết cách kiếm và dự trữ được nhiều thức ăn hơn.
Vấn đề ăn no không còn quan trọng nữa … nhu cầu sống cơ bản được đáp ứng.
Lúc này, Tổ tiên của chúng ta lại muốn có đồ ăn ngon hơn, đa dạng hơn… Thế là các cụ bắt đầu hình thành việc trao đổi hàng hóa.
Nhà ông A thì có nhiều hoa quả, ăn mãi cũng chán, thế là bắt đầu thèm ăn thịt. Thay vì đi săn bắn thì Ông A thấy nhà Ông B có nhiều gà, muốn đổi hoa quả lấy gà của Ông B.
Nhà Ông B ăn gà mãi cũng chán, họ muốn đổi sang ăn hoa quả hoặc ăn thịt con khác.
Ban đầu… thì chỉ có mấy ông hàng xóm bên cạnh nhà nhau mới trao đổi với nhau
Sau dần dần … nhu cầu trao đổi càng nhiều, các loại đồ được đem ra trao đổi cũng ngày càng đa dạng hơn.
Và Thay vì chủ động sang nhà hàng xóm như trước thì bây giờ tập trung đến một chỗ gọi là “Cái Chợ” – Chợ là khởi nguồn của thuật ngữ “Thị trường” Hay Tiếng Anh là “Market”
Ở chợ thì Ai có cái gì cũng có thể mang ra để trao đổi.
Nhưng vấn đề bắt đầu phức tạp hơn một chút xảy ra:
Đó là … Để đổi lấy được một con gà của ông B thì Ông A phải có chục cân hoa quả và ông B lại có muốn để đổi lấy một con lợn của ông C thì Ông B phải mang đi chục con gà.
Như vậy Ông C muốn mà đổi lấy hoa quả thì phải lấy 1 con lợn đổi lấy những trăm cân hoa quả … Nên rõ ràng ở đây là một trăm cân hoa quả thì nhiều quá … ăn làm sao mà hết được.
Vậy các bạn thử nghĩ xem làm thế nào để đổi lấy một cân hoa quả trong trường hợp trên.
5 4 3 2 1 ⇒ Mình cá là các bạn đang nghĩ ra rất nhiều phương án đúng không? Nhưng đa phần sẽ sai.
Rồi thì Cuối cùng các ông đưa ra một thứ trung gian để thực hiện trong các cuộc trao đổi này. Và hiện nay thứ đó chúng ta gọi là Tiền và Tín dụng.
Có 3 yếu tố mình muốn đề cập đến như sau:
- Thứ nhất: Hoa quả, con gà hay con lợn ⇒ Bản chất nó là các món hàng
- Thứ hai: Thay vì đổi gà lấy hoa quả, hay lợn lấy gà thì Có thể dùng Tiền để mua 1 cân hoa quả hay dùng tiền để mua 1 con gà ⇒ Bản chất nó là Tiền mặt chi tiêu
- Và cuối cùng: Có thể lấy 1 con gà bằng 1 món Nợ, nghĩa là trả sau trong tương lai ⇒ thì Bản chất nó là Tín dụng chi tiêu
Ở đây chúng ta có: Tiền mặt chi tiêu + Tín dụng chi tiêu = Tổng chi tiêu
- Ngày nay thì Chi tiêu có thể đổi lấy nhà cửa, xe cộ, chứng khoán … hay bất kỳ thứ gì.
Tóm lại thì Tiền và Tín dụng biến trao đổi của các ông A, B, C kia thành thứ gọi là “Giao dịch”. Đương nhiên trong cái Chợ ấy cũng sẽ có rất nhiều các loại Giao dịch và Nền kinh tế chính là bao gồm tất cả các loại Chợ – Chợ Bất động sản, Chợ ô tô, Chợ Chứng khoán …
Vậy “Nền kinh tế bản chất hình thành nên từ những giao dịch” và chúng ta có thể thấy những giao dịch tương tự như thế này diễn ra xung quanh chúng ta hằng ngày và hoàn toàn được thúc đẩy bởi bản chất con người thông qua việc mua và bán.
Cơ chế vận hành của một nền kinh tế
Điểm mấu chốt ở đây là Tín dụng và chúng ta có nguyên tắc đầu tiên:
Nguyên tắc số 1
Tiền là Tiền, Tín dụng là Tín dụng – Tín dụng không phải là Tiền
Thực tế đa phần chúng ta không biết, không hiểu thậm chí không quan tâm đến tín dụng.
Nhưng mình phải nhấn mạnh 1 lần nữa … nó là phần quan trọng nhất vì nó là phần lớn nhất và khó kiểm soát nhất.
Có một sự thật trong nhận thức ở đây là “Phần lớn những gì mọi người gọi là tiền mặt thực tế nó lại là hệ thống tín dụng”
- Mình có một Câu hỏi ở đây để kiểm tra xem độ nhận thức của bạn đang như thế nào? Câu hỏi là: “Số dư trên tài khoản ngân hàng của bạn có phải là Tiền mặt của bạn không?”
- 5 4 3 2 1 Câu trả lời là “Không” – Bản chất số dư trên tài khoản Ngân hàng của bạn chính là Tín dụng và bạn đang cho Ngân hàng vay, đồng thời nó là món Nợ của Ngân hàng đối với bạn.
Hiểu đơn giản nhá – Tín dụng là việc vay và cho vay.
Chúng ta sẽ phân tích rõ vấn đề này thông qua 3 chủ thể tham gia vào nền kinh tế:
- Thứ nhất là Chính phủ – Họ đóng vai trò thu thuế (thuế CN, Thuế DN, Thuế XNK, … rất nhiều loại thuế) và vai trò Chi tiêu ngân sách hay còn gọi là chi tiêu công …
- Thứ hai là Ngân hàng Trung ương- Họ đóng vai trò kiểm soát số tiền mặt và tín dụng trong nền kinh tế, thông qua các chính sách làm ảnh hưởng đến lãi suất và cung tiền.
- Thứ ba là các thành phần còn lại – Đó là Tất cả Cá nhân, doanh nghiệp hay các tổ chức – Họ là Lực lượng chính đóng vai trò Mua và Bán, Vay và Trả.
Đầu tiên hãy thử đặt mình trong một tình huống:
Bạn đang đi vay ngân hàng, bạn hứa sẽ trả lại số tiền đã vay, gọi là nợ gốc, cộng với một số tiền bổ sung, gọi là lãi vay.
Khi lãi suất cao, thì bạn nghĩ xem có nên đi vay hay không. Câu trả lời ở đây mình sẽ không đề cập đến vì nó tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể… nhưng nhìn chung lúc này xu hướng đi vay sẽ ít hơn vì đơn giản lúc đó lãi vay phải trả cao hơn. Ngược lại khi lãi suất thấp, lượng đi vay sẽ tăng lên vì đơn giản lãi vay phải trả sẽ ít hơn.
Với tín dụng, khi thu nhập của bạn tăng lên, Ngân hàng sẽ sẵn sàng cho bạn vay vì bạn đã có hai điều kiện cần: 1 là khả năng trả nợ và 2 là tài sản đảm bảo.
Trong trường hợp bạn không thể trả nợ, bạn có tài sản để thế chấp và nó khiến Ngân hàng cảm thấy an toàn khi cho bạn vay. Vì vậy, tăng thu nhập đồng nghĩa với việc có thể tăng vay hay còn gọi là tăng tín dụng, và từ đó cho phép tăng chi tiêu.
Nhưng nhớ 1 điều rằng – Nợ cho phép chúng ta chi tiêu nhiều hơn khi chúng ta có nó / và Cũng chính Nợ buộc chúng ta phải chi tiêu ít hơn khi chúng ta trả nó ⇒ Đó là chu kỳ tạo ra bởi
Nguyên tắc số 2
Bạn vay ở hiện tại thì bạn phải trả trong tương lai
⇒ Chính bạn đã tạo ra chu kỳ, vay và trả.
Ví dụ nhá:
Khi bạn mua một thứ gì đó mà vượt quá số tiền bạn kiếm được hiện tại ⇒ Thực tế là bạn cần vay; và vay từ tương lai của chính mình!
Bạn tạo ra một khoảng thời gian trong tương lai cho đến khi bạn phải trả nợ.
Một con số đáng kinh ngạc ở Mỹ vào những năm khủng hoảng Tài chính thập niên 1980, đỉnh điểm Tổng số tiền Tín dụng lên đến 50 nghìn tỷ đô la còn tổng số tiền mặt thì chỉ khoảng 3 nghìn tỷ đô la ⇒ Có nghĩa là Số tiền Tín dụng cao gấp 17 lần so với Số tiền mặt.
Vậy tại sao Tín dụng nó tạo ra như thế nào mà khủng khiếp đến thế?
Và mình có thêm một nguyên tắc nữa để giải thích vấn đề này…
Nguyên tắc số 3
“Chi tiêu của người này là thu nhập của người khác”.
Khi ông A bán một con gà cho ông B với giá 250K nghĩa là ông B chi tiêu 250K để đổi lấy con gà, đồng thời ông A cũng có 1 khoản thu nhập trị giá 250K.
Bạn có bao giờ nghe định luật bảo toàn của Tiền chưa? “Tiền không sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác thôi”
Nó gần giống như vậy đấy vì Định luật này sai … sai trong trường hợp bạn đốt Tiền, tiêu hủy nó, làm nó biến mất hoàn toàn hoặc Tiền sẽ được tạo ra thêm bằng cách in mới.
Chu kỳ của nền kinh tế
- Ok, vậy Với 3 nguyên tắc trên, mình nhắc lại một chút:
- Nguyên tắc số 1: Tiền là Tiền, Tín dụng là Tín dụng – Tín dụng không phải là Tiền
- Nguyên tắc số 2: Bạn vay ở hiện tại thì bạn phải trả trong tương lai
- và Nguyên tắc số 3: “Chi tiêu của người này là thu nhập của người khác”
- Bắt đầu Đi vay ⇒ Chi tiêu của người vay sẽ nhiều hơn ⇒ Thu nhập của người khác cũng tăng lên tương ứng ⇒ Các món hàng sẽ được sản xuất thêm để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ⇒ Đến khi Trả nợ ⇒ Chi tiêu bắt đầu giảm ⇒ Kéo theo thu nhập đi xuống ⇒ Và lượng hàng sẽ ít đi … Cứ như vậy lặp đi lặp lại – Nó tạo ra chu kỳ tăng và giảm, lên và xuống.
Mình sẽ đưa ra một ví dụ để các bạn dễ hình dung như sau:
- Giả sử bạn kiếm được 1 tỷ. Ngân hàng cho bạn vay 100 tr – để bạn có thể chi tiêu 1 tỷ mốt, mặc dù bạn chỉ kiếm được 1 tỷ.
- Vì chi tiêu của người này là thu nhập của người khác, ai đó đang kiếm được 1 tỷ mốt từ bạn. Người này kiếm được 1 tỷ mốt ⇒ như vậy anh ta có thể vay Ngân hàng 110 tr, và anh ta có thể chi tiêu 1 tỷ 1 trăm 10 tr, mặc dù anh ta chỉ kiếm được 1 tỷ mốt.
- Chi tiêu của anh ta lại là thu nhập của một người khác và cứ như vậy nó tạo ra giai đoạn tăng của chu kỳ này.
Chi tiêu tiếp tục tăng và giá cả bắt đầu tăng. Điều này xảy ra vì sự tăng chi tiêu được kích thích bởi tín dụng. Khi số lượng chi tiêu và thu nhập tăng nhanh hơn so với lượng sản xuất hàng hóa, dịch vụ ⇒ dẫn đến giá cả tăng ⇒ hay chúng ta thường gọi đó là lạm phát
Ngân hàng Trung ương không muốn lạm phát tăng quá cao vì nó gây ra nhiều vấn đề.
Chúng ta nhìn thấy giá cả tăng lên ⇒ Lượng chi tiêu cần được tiết chế lại ⇒ Lúc này Hệ thống Ngân hàng bắt đầu có động thái tăng lãi suất. Với lãi suất cao hơn, ít người có thể vay được hơn. Đồng thời chi phí của các khoản nợ hiện tại tăng lên ⇒ Người đi vay sẽ tìm cách để tăng khoản trả nợ lên, đồng thời giảm chi tiêu xuống, vì vậy chi tiêu chậm lại.
- Và vì chi tiêu của người này là thu nhập của người khác, thu nhập giảm, chi tiêu tiếp tục giảm … và cứ như vậy. Khi mọi người tiêu ít hơn, giá cả bắt đầu giảm.
- Lúc này hoạt động kinh tế giảm sút và chúng ta có suy thoái. Nếu suy thoái trở nên quá nghiêm trọng và lạm phát không còn là vấn đề nữa, ngân hàng trung ương sẽ có những chính sách nhằm giảm lãi suất để mọi thứ trở lại bình thường.
- Với lãi suất thấp đi, các khoản phải trả nợ bắt đầu giảm xuống, còn vay và chi tiêu thì tăng lên.
Chu trình này nghe thì quá đơn giản và dễ hiểu, nhưng … vấn đề đến từ một Điều thú vị …
Là Con người luôn có xu hướng vay và chi tiêu nhiều hơn thay vì trả nợ. Đó là bản chất của con người.
Tại sao? Bởi vì mọi người đều nghĩ mọi thứ đang diễn ra rất tốt! Mọi người chỉ tập trung vào những gì đã xảy ra gần đây. Và những gì đang ở ngay trước mắt?
Mọi người chỉ thấy được Túi tiền đã dầy lên! Giá trị tài sản đang tăng vọt! Thị trường chứng khoán bay như diều gặp gió! Bất động sản x2 x3 sau vài tháng! Đó là một cuộc bùng nổ! Cuối cùng chúng ta có một thứ – gọi là Bong bóng.
- 1 là bong bóng sẽ xẹp dần rồi tăng lên
- 2 là bong bóng sẽ vỡ boom 💣
Qua nhiều năm tháng, các khoản vay ngày càng lớn. Điều đó dẫn đến khoản trả nợ tăng nhanh hơn so với thu nhập, buộc con người phải cắt giảm chi tiêu.
Và lại vì chi tiêu của người này là thu nhập của người khác, thu nhập bắt đầu giảm… điều này làm cho người ta trở nên có ít khả năng vay hơn, dẫn đến việc vay giảm. Khoản trả nợ vẫn tiếp tục tăng, khiến cho chi tiêu giảm thêm… và chu kỳ đảo ngược bắt đầu xảy ra.
Hãy thử tưởng tượng xem khối nợ đã trở nên quá lớn.
Trong khi thu nhập của bạn giảm ⇒ bạn không còn khả năng vay thêm, tín dụng biến mất và bạn không đủ tiền để trả nợ.
Cuối cùng Bạn bị ép bán tài sản. Sự đổ xô bán tài sản tràn ngập trên thị trường.
Đây là lúc thị trường chứng khoán lao dốc, hàng loạt bất động sản giảm giá không ai mua và hệ thống ngân hàng gặp khốn đốn với các khoản nợ xấu.
Lúc này, khi giá tài sản giảm, giá trị tài sản thế chấp của bạn cũng giảm. Điều này làm bạn trở nên ít có khả năng vay hơn. Bạn cảm thấy nghèo đi.
Giai đoạn giảm bắt đầu: Chi tiêu giảm › Dẫn đến Thu nhập ít hơn › Kéo theo Tài sản hạ giá › Tín dụng bị co hẹp … và vòng chu kỳ tiếp tục như vậy trong Quá trình giảm nợ.
Quá trình giảm nợ” diễn ra như thế nào?
OK, phần cơ bản nhất của nền kinh tế mình nghĩ các bạn cũng đã hiểu. Giờ đến phần nâng cao hơn 1 chút, yên tâm là mình sẽ trình bày 1 cách dễ hiểu nhất cho bạn.
Nhưng bạn vẫn cần phải cực kỳ tập trung để thẩm thấu khúc này nha
“Quá trình giảm nợ” diễn ra như thế nào?
Hãy tưởng tượng nền kinh tế như một cá nhân không đủ tín dụng. Bạn sẽ làm gì để giảm nợ? Nào, 5 4 3 2 1
OK, Thường thì, chi tiêu được cắt giảm trước. Người dân, doanh nghiệp, ngân hàng, thậm chí chính phủ thắt lưng buộc bụng và cắt giảm chi tiêu để … có thể trả nợ. Điều này thường được gọi là chính sách tiết kiệm.
Nhưng … Bởi vì chi tiêu bị cắt giảm – và chi tiêu của người này là thu nhập của người khác – nó gây ra thu nhập giảm. Chúng giảm nhanh hơn so với đống nợ được trả lại và nợ thực tế lại trở nên tồi tệ hơn.
Khi người vay không trả lại tiền cho ngân hàng, những người khác lo sợ rằng ngân hàng sẽ không thể trả lại tiền cho họ, vì vậy họ đua nhau rút tiền từ ngân hàng ⇒ Ngân hàng lại càng khó khăn hơn, bởi lẽ tín dụng là từ Hư Không, nó không phải là Tiền mặt.
Không một Ngân hàng nào có đủ lượng tiền mặt để cho tất cả người gửi rút tiền cùng 1 lúc.
Tháng 10 năm ngoái, trường hợp Ngân hàng Thương mại Sài Gòn – SCB là ví dụ cho việc Ồ ạt rút tiền theo hiệu ứng đám đông này.
Quay lại đây, nếu coi khoản nợ của bạn là tài sản của người cho vay – Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn không trả cho họ – Món nợ biến mất đồng nghĩa với Tài sản của họ sẽ không còn giá trị gì nữa, nó cũng biến mất theo.
Thực tế thì nhiều người cho vay không muốn tài sản của họ bị biến mất và đồng ý tái cấu trúc nợ. Tái cấu trúc nợ có nghĩa là người cho vay được thanh toán ít hơn hoặc được thanh toán trong khoảng thời gian dài hơn hoặc với lãi suất thấp hơn so với lãi suất ban đầu thỏa thuận.
Đôi khi người cho vay thà có ít còn hơn là không có gì cả. Mặc dù nợ biến mất, việc tái cấu trúc nợ dẫn đến thu nhập và tài sản thâm hụt, vì vậy mọi thứ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn ⇒ Suy giảm kinh tế xảy ra.
Chính phủ lúc này sẽ tạo ra các kế hoạch kích thích và tăng chi tiêu công để đền bù cho sự suy giảm của nền kinh tế. Thâm hụt ngân sách của chính phủ bùng nổ trong quá trình giảm nợ vì họ chi tiêu nhiều hơn so với số tiền thu được từ thuế.
Sau đó chính phủ cần tăng thuế hoặc đi vay tiền từ các Quốc gia khác.
Hãy nhớ, hầu hết những gì mọi người nghĩ là tiền nhưng thực sự nó lại là tín dụng. Vì vậy, khi tín dụng biến mất, những thứ đang được coi là tiền, chính nó làm bạn thấy thiếu và thèm khát tiền hơn bao giờ hết.
Khi các biện pháp trên đều không còn hiệu quả nữa, phương án cuối cùng phải thực hiện trong tình huống này là in thêm tiền. Vậy ai có thể in tiền? Đó là Ngân hàng trung ương!
- Thực tế cho thấy Lãi suất tại Hoa Kỳ đạt mức 0% trong quá trình giảm nợ của những năm 1930 và tái hiện trong năm 2008 – Vì đã giảm lãi suất xuống thấp nhất có thể – họ buộc phải in tiền – Mỹ là Quốc gia in tiền nhiều nhất Thế giới.
- Ở đây Ngân hàng Trung ương in tiền và sử dụng nó để mua tài sản tài chính, nó giúp tăng giá tài sản, từ đó làm cho người ta có thể vay nợ được nhiều hơn – Cách này chỉ giúp ích cho những người sở hữu tài sản tài chính. Vậy những người còn lại thì sao?
- Bằng cách Ngân hàng trung ương sẽ mua trái phiếu chính phủ, bản chất là Ngân hàng trung ương cho chính phủ vay tiền, từ đó chính phủ bù lại thâm hụt và tăng chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ thông qua các chương trình kích thích kinh tế và gói trợ cấp xã hội.
- Điều này tăng thu nhập của người dân ⇒ Do đó tác động đến Khối nợ chung của nền kinh tế sẽ giảm xuống. Người ta có thể vay tiền và chi tiêu nhiều hơn.
Thực tế thì bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra ở bất kỳ quốc gia nào đều phải gánh chịu nợ công của chính phủ. Đầu bằng xếp hạng là Nhật Bản với nợ hơn 95 nghìn đô la trên 1 đầu người. Ở Việt Nam hiện nay là hơn 1.400 đô la tương ứng với hơn 33tr VNĐ tính trên 1 đầu người.
Liệu chúng ta có thể sống mà không cần nợ?
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc một thế giới không có tín dụng, đồng nghĩa với không có nợ là một thế giới không tưởng.
Bản chất sự thịnh vượng của loài người là nhờ nợ. Thêm nữa, văn hóa chúng ta khuyến khích nợ, đến trẻ con bây giờ cũng biết tiêu dùng nhiều là tốt cho nền kinh tế, là yêu nước. Sinh viên kinh tế nào chẳng được dạy “Nợ là tốt”, Doanh nghiệp không nợ là chưa biết khai thác sức mạnh của đòn bẩy tài chính.
Dù thế nào đi chăng nữa thì khối nợ của nền kinh tế được chuyển sang cho chính phủ. Đó là vấn đề của Chính phủ nhưng cuối cùng, nền kinh tế cũng phát triển trở lại bình thường.
Và thế là một chu kỳ mới lại tiếp tục bắt đầu.
Podcast
Nền Kinh Tế Vận Hành Như Thế Nào? Bản chất của Tín dụng? Bạn cần phải biết! – https://youtu.be/hVsz3njeALA