Hôm nay mình có 1 buổi học về Quản trị Kinh doanh và có 1 bài tập liên quan đến việc Liên kết Kinh doanh để mở ra New Business.
Có 1 case khá hay là Choose me với Business Model là sử dụng công nghệ AI để thiết kế sản phẩm liên quan đến Đồ gỗ trang trí và bán hàng trên Ecommerce Platforms.
Về mặt ý tưởng thì khá hay nhưng còn case này còn khá nhiều các điểm “tử huyệt” vì thiếu kiến thức trong việc Kinh doanh Online trên các nền tảng bán hàng trực tuyến.
Bài này mình chỉ nói về các cấu thành chi phí cần phải biết cho lên Business Plan cho một chủ Store Online.
Các loại chi phí cần có khi kinh doanh online
Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là các chi phí liên quan đến việc sản xuất, nhập khẩu hoặc mua bán sản phẩm. Các chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, thuế và phí nhập khẩu (nếu có), và chi phí bảo trì và sửa chữa sản phẩm.
Việc tính toán chi phí sản phẩm chính xác là rất quan trọng để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong kinh doanh trực tuyến trên Thế giới các nền tảng như Amazon, Ebay, Etsy, … hay ở Việt Nam thì có Shopee, Lazada, Tiki,…
Chi phí thương hiệu
Chi phí thương hiệu là chi phí giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp cận và ở lại trong tâm trí của khách hàng.
Hiện nay, vẫn còn nhiều nhà bán hàng có suy nghĩ rằng kinh doanh online thì không cần phải chú trọng nhiều về thương hiệu. Tuy nhiên, với sự nổi lên của nhiều doanh nghiệp online, nếu không ghi được dấu ấn của mình trong mắt khách hàng thì sẽ dễ bị mất điểm trước các đối thủ khác.
Có những đơn vị kinh doanh chỉ tập trung vào phát triển chất lượng sản phẩm, nhưng chưa chú trọng vào phát triển thương hiệu. Sau một thời gian, các doanh nghiệp trên cũng gặp khá nhiều khó khăn vì sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng lại không được nhiều người biết đến.
Chi phí thương hiệu là một khoản chi có ích và khôn ngoan. Khi doanh nghiệp đầu tư vào phát triển thương hiệu, họ tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn, chiếm được vị trí Top Of Mind của khách, khiến cho họ dễ dàng tìm đến doanh nghiệp của mình mỗi khi muốn mua sản phẩm.
Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp cũng cần phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, ví dụ như đăng ký thương hiệu hoặc bằng sáng chế, để đảm bảo rằng không có đối thủ cạnh tranh nào sử dụng các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp một cách trái phép.
Tóm lại, chi phí thương hiệu là một phần quan trọng trong chi phí tổng thể của doanh nghiệp. Để tạo dựng và duy trì một thương hiệu mạnh mẽ và bền vững, doanh nghiệp cần phải đầu tư một khoản tiền lớn vào các hoạt động marketing và quảng cáo, phát triển thương hiệu, khảo sát thị trường, đào tạo và tuyển dụng nhân sự, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các hoạt động khác liên quan đến việc tạo dựng và thúc đẩy thương hiệu của mình.
Chi phí website bán hàng
Chi phí website bán hàng là các chi phí liên quan đến việc thiết kế, phát triển và duy trì website bán hàng của doanh nghiệp.
Việc có một website bán hàng chuyên nghiệp và hấp dẫn là rất quan trọng để thu hút khách hàng và tạo dựng niềm tin trong khách hàng. Tuy nhiên, để xây dựng một website bán hàng chất lượng, doanh nghiệp cần phải đầu tư một khoản tiền lớn vào các hoạt động thiết kế, phát triển và duy trì website.
Các chi phí liên quan đến website bao gồm chi phí thiết kế, phát triển, lưu trữ, bảo trì, cập nhật nội dung, tối ưu hóa SEO, quảng cáo trên mạng và các hoạt động khác liên quan đến việc tạo dựng và phát triển website bán hàng.
Nhiều nhà bán hàng băn khoăn ràng liệu việc sử dụng một website bán hàng có cần thiết hay không, vì hiện nay chúng ta có rất nhiều nền tảng bán hàng có sẵn như mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử,…
Nếu bạn thực sự muốn nghiêm túc với lĩnh vực này, câu trả lời chắc chắn là có. Việc xây dựng một website sẽ giúp thương hiệu của bạn chỉn chu hơn khi xuất hiện trước khách hàng. Đồng thời khách hàng cũng có thể dễ dàng tìm kiếm được thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, các chương trình khuyến mãi,.. Từ đó bạn sẽ có được lòng tin và cảm tình của khách hàng.
Chi phí đóng gói
Chi phí đóng gói là các chi phí liên quan đến việc đóng gói sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. Các chi phí này bao gồm chi phí vật liệu đóng gói, chi phí lao động đóng gói, chi phí vận chuyển và chi phí bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
Các chi phí đóng gói thường được tính vào giá bán của sản phẩm, vì vậy việc tính toán chi phí đóng gói chính xác là rất quan trọng để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chi phí đóng gói quá cao, giá bán sản phẩm sẽ tăng, dẫn đến khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Ngược lại, nếu chi phí đóng gói quá thấp, sản phẩm có thể bị hư hại trong quá trình vận chuyển, dẫn đến chi phí bảo hành và trả lại sản phẩm cho khách hàng.
Chi phí đóng gói thường bị các nhà bán hàng “ngó lơ” và bỏ qua khi lên kế hoạch vì họ nghĩ đây là chi phí nhỏ nhoi, không đáng là bao. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng có kích thước cồng kềnh, dễ vỡ, hoặc đồ ăn, thức uống cần đảm bảo vệ sinh, thì cần phải đầu tư một cách chỉn chu trong khâu đóng gói hàng, để các sản phẩm được đưa tới tay người dùng trong điều kiện tốt nhất. Để làm được điều này, chi phí bỏ ra không hề nhỏ, thậm chí có nhiều doanh nghiệp tiêu xài hoang phí, dẫn đến việc chi phí đóng gói “lấn” sang cả lợi nhuận.
Chi phí cho các sàn thương mại điện tử
Chi phí cho các sàn thương mại điện tử là các chi phí liên quan đến việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Lazada, Shopee, Tiki…
Thường thì các sàn thương mại điện tử như thế này đều public chính sách giá rõ ràng trên trang chủ của họ hoặc có bảng biểu phí được gửi khi đăng ký làm Seller, ví dụ như:
- Amazon: https://sell.amazon.com/pricing
- Ebay: https://www.ebay.co.uk/help/fees-billing
- Tiki: https://salt.tikicdn.com/ts/tmp/ca/89/c1/df27207098c66bf921156c9fd1247ce7.pdf
Các chi phí này bao gồm chi phí phí dịch vụ, chi phí vận chuyển, chi phí đăng ký, chi phí quảng cáo, chi phí bảo mật, chi phí hỗ trợ khách hàng và các chi phí khác liên quan đến việc bán hàng trực tuyến.
Các sàn thương mại điện tử thường tính phí dịch vụ để doanh nghiệp có thể bán hàng trên nền tảng của họ. Các phí này thường bao gồm phí đăng ký, phí bán hàng, phí quảng cáo và phí vận chuyển.
Chi phí nhân sự
Chi phí nhân sự là các chi phí liên quan đến việc tuyển dụng, đào tạo, trả lương và các lợi ích khác liên quan đến nhân viên của doanh nghiệp.
Nhiều người cho rằng kinh doanh online chỉ cần 1-2 người tư vấn và chốt đơn giao hàng là đủ. Điều đó chỉ đúng khi bạn mới mở cửa hàng và không có nhiều đơn đặt hàng. Khi kinh doanh phát triển, càng ngày bạn sẽ càng cần nhiều nhân viên hơn để duy trì doanh nghiệp, các công việc này bao gồm: Tư vấn và chăm sóc khách hàng, quản lý kho, quản lý đơn hàng, lên content truyền thông, sự kiện, tiếp nhận và xử lý các đơn hàng lỗi; nếu shop của bạn sử dụng thêm công cụ livestream để bán hàng thì cần thêm nhân viên chốt đơn, lọc bình luận,…
Có thể nói, kinh doanh càng phát triển thì chi phí nhân công càng cao. Chính vì vậy, bạn cần có phương pháp để tối ưu nguồn lực của mình nhằm giảm chi phí và tăng doanh thu.
Chi phí quảng cáo
Chi phí quảng cáo là các chi phí liên quan đến việc quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm chi phí thiết kế quảng cáo, chi phí phát triển chiến dịch quảng cáo, chi phí mua truyền thông và chi phí quảng cáo trên các mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm và các trang web khác.
Khi bắt đầu mở cửa hàng bán hàng online, chúng ta cần cho khách hàng biết đến sự hiện diện của mình, cũng như các sản phẩm của mình. Vì vậy quảng cáo là một công cụ vô cùng hữu ích, nhưng cũng vô cùng tốn tiền nếu không sử dụng hợp lý.
Vì vậy, trước khi thực hiện quảng cáo, cần xác định rõ tệp khách hàng, nội dung và chính sách quảng cáo của từng kênh để có thể sử dụng một cách tối ưu và tiết kiệm nhất chi phí bỏ ra cho khoản đầu tư này.
Chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển là các chi phí liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm từ kho hàng đến khách hàng. Các chi phí này bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, chi phí đóng gói và chi phí xử lý đơn hàng.
Các sàn thương mại điện tử thường có chính sách vận chuyển riêng, tuy nhiên, nếu bạn tự vận chuyển thì cần phải tính toán các chi phí liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm. Để giảm thiểu chi phí vận chuyển, bạn có thể cân nhắc sử dụng các dịch vụ vận chuyển của các đối tác hoặc tìm kiếm các giải pháp vận chuyển khác như vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường thủy.
Không chỉ nhà mua hàng, khách hàng là những người quan tâm đến chi phí vận chuyển hơn cả. Có những khách hàng không ngần ngại mua thêm 1-2 món đồ chỉ để nhận được free shipping. Vì vậy, chi phí vận chuyển quyết định rất lớn đến hành vi mua hàng của khách hàng.
Chi phí quản lý kho hàng
Chi phí quản lý kho hàng là các chi phí liên quan đến việc quản lý, lưu trữ và vận chuyển hàng hoá. Các chi phí này bao gồm chi phí thuê kho, chi phí đóng gói và đánh mác sản phẩm, chi phí bảo trì, chi phí vận chuyển và chi phí xử lý đơn hàng.
Tuy không mất chi phí mặt bằng khi kinh doanh online, nhà bán hàng cũng cần chi tiêu để quản lý số lượng hàng tồn kho của mình. Việc quản lý đơn hàng sẽ trở nên ngày một khó khăn nếu kinh doanh của bạn ngày một phát triển.
Chi phí thuế
Chi phí thuế gồm các khoản thuế như thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp và các khoản phí liên quan đến việc chuyển tiền và chuyển phát.
Những chi phí này có thể rất đáng kể và phức tạp, đặc biệt là khi bán hàng trên nhiều thị trường khác nhau với các quy định khác nhau về thuế và hải quan. Do đó, đối với những người kinh doanh muốn bán hàng Cross-border (bán hàng xuyên biên giới), cần phải có kiến thức về các quy định thuế và hải quan của từng thị trường mà họ muốn tiếp cận để tránh bị phạt hoặc gặp các vấn đề pháp lý.
Ví dụ: Khi bán hàng trên Amazon, bạn cần phải đóng thuế theo quy định của Amazon và của chính phủ của họ. Amazon có chính sách thuế khác nhau cho từng loại sản phẩm và vị trí của người bán. Bạn có thể kiểm tra chính sách thuế của Amazon tại đây.
Ngoài ra, bạn cũng cần tự tính toán và đóng thuế cho chính phủ. Bạn cần liên hệ với cơ quan thuế địa phương để biết thêm thông tin về các quy định thuế và cách tính toán. Nếu bạn bán hàng trên Amazon và có doanh thu trên một mức nhất định, bạn cần đăng ký thuế và báo cáo thuế với chính phủ. Việc không đóng thuế có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý và tài chính.
Chi phí rút tiền
Chi phí rút tiền là các chi phí liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản thanh toán của doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm phí rút tiền từ các cổng thanh toán (PayPal, Stripe,..), phí chuyển khoản, phí rút tiền mặt tại các điểm giao dịch.
Việc tính toán chi phí rút tiền chính xác và hợp lý là rất quan trọng để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chi phí rút tiền quá cao, doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí lớn và ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình. Ngược lại, nếu chi phí rút tiền quá thấp, doanh nghiệp có thể bị mất tiền vì phải trả các khoản phí không rõ ràng hoặc các khoản phí ẩn. Do đó, việc quản lý chi phí rút tiền cần được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác.
Chi phí đặc biệt
Nếu bạn kinh doanh trên các nền tảng thương mại thì có 2 loại chi phí mà các bài viết trên Internet không ai nói cho bạn biết:
Chi phí động vốn
- Jump Start: Đây là một khoản Deposit (Tạm ứng) cho các nền tảng, cho cổng thanh toán quốc tế, … những sân chơi và theo quy định của họ. Hiểu nôm na là nó là khoản đối ứng với rủi ro mà chủ sân cho rằng bạn có thể gây ra như bùng hàng, hack cc, hoàn trả do hàng kém chất lượng, …
- Hold Revenue: Đây là khoản giữ tạm thời trong một thời gian nhất định theo chính sách (có thể không public) của chủ sân tính trên từng đơn hàng bán được của bạn. Tỷ lệ hay thời gian tạm giữ tùy thuộc vào cách chơi của bạn hoặc ứng xử của bạn đối với chủ sân.
Chi phí Cashout
Đây là một dạng khác của Chi phí rút tiền mình nói ở trên và nó là một loại chi phí ngầm. Nếu bạn kinh doanh bán hàng xuyên lục địa Cross-Border thì chắc chắn tiền doanh thu bạn nhận được là tiền Ngoại tệ.
Ngoại tệ sẽ tồn tại ở trên các nền tảng hay cổng thanh toán cho đến khi được Cashout, đây là lúc cần đến Chợ Đen – nơi sẽ xử lý vấn đề này cho bạn để bạn tránh việc Rút tiền theo dạng chính thống.
Loại chi phí này đa phần sẽ giúp bạn rút tiền nhanh hơn, thuận tiện hơn và tối ưu về mặt dòng tiền hơn.
Cách để tối ưu chi phí khi bán hàng online
Lựa chọn thị trường phù hợp
Dù kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng nên có một tệp khách hàng để tập trung, bởi làm hài lòng khách hàng đã khó, làm hài lòng khách hàng của tất cả thị trường còn khó hơn.
Ví dụ, shop của bạn kinh doanh giày cao gót với mức giá tầm trung, bạn nên nhắm vào tệp khách hàng nhân viên công sở, văn phòng. Khi đã xác định rõ thị trường và đối tượng khách hàng thích hợp, doanh nghiệp sẽ tối ưu được về chi phí quảng cáo và marketing, nhưng hiệu quả đạt được lại cao hơn, dễ dàng chốt sale, và giữ được định vị của mình trên thị trường.
Lựa chọn cộng tác viên – Affiliate
Nếu bạn đã phải tốn quá nhiều khoản phí để chi trả cho các danh mục khác mà không thể thuê KOC, KOL quảng bá sản phẩm, bạn có thể lựa chọn hình thức Affiliate để quảng bá cho doanh nghiệp mình. Khi sử dụng hình thức này, người bán không cần phải bỏ ra một số tiền khủng ngay tại thời điểm đầu. Thay vào đó, các cộng tác viên sẽ quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng, và nhận tiền hoa hồng theo thỏa thuận với mỗi đơn hàng bán ra.
Hiện nay, hình thức này đang ngày càng trở nên phổ biến, điển hình là ở 2 nền tảng TikTok Shop và Shopee. Cộng tác viên của bạn không cần thiết là một người nổi tiếng, mà chỉ cần là người tiêu dùng bình thường, có ý kiến chân thực về sản phẩm. Từ đó có thể thu hút những khách hàng tiềm năng khác đặt hàng theo.
Bán hàng đa kênh
Công nghệ thông tin và Internet ngày càng phát triển, các nhà bán hàng càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với khách hàng. Facebook không còn là kênh bán hàng duy nhất nữa, hiện nay, chúng ta có rất nhiều nền tảng khác để có thể bán hàng như Instagram, TikTok, Zalo, Shopee, Tiki, Lazada,… Đa dạng hóa các kênh bán hàng là cách khôn ngoan để tiết kiệm chi phí tiếp cận khách hàng, nhưng lại tăng độ nhận diện thương hiệu một cách đáng kể.
Một điều cần lưu ý khi bán hàng đa kênh là bạn cần quản lý tất cả các kênh một cách thống nhất, tốt nhất là quản lý trên 1 nền tảng. Đồng thời, nên lồng ghép và dẫn dắt người dùng đi từ kênh này sang kênh khác để họ thấy được quy mô kinh doanh online của doanh nghiệp, từ đó tạo sự chuyên nghiệp và gây dựng lòng tin với khách hàng.
Thu hút khách hàng đã khó, giữ chân khách hàng còn khó hơn, vì vậy dù có bán hàng đa kênh cũng phải chủ động nhắn tin, tư vấn và chốt đơn cho khách, tận dụng được tối đa tiềm năng từ các kênh bán hàng này và không để khách hàng bị “ngó lơ”.
Túm lại
Với những thông tin trên, bạn có thể tính toán được các chi phí cần thiết để bán hàng Online, từ đó có kế hoạch phù hợp để tối ưu chi phí và tăng doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.