Chứng chỉ quỹ là gì?
Nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ đồng nghĩa với việc ủy thác vốn cho các tổ chức quản lý quỹ.
Theo Luật chứng khoán 2019, chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán. Mệnh giá chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10.000 đồng.
Về bản chất, chứng chỉ quỹ gần giống với cổ phiếu khi đều là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, quyền lợi, trách nhiệm của nhà đầu tư với phần góp vốn của mình.
Đặc điểm của chứng chỉ quỹ
Tuy nhiên, chứng chỉ quỹ và cổ phiếu cũng có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
- Mục đích đầu tư, cổ phiếu là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh trong những ngành nghề cụ thể, còn chứng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán.
- Quyền quyết định, trong khi người sở hữu cổ phiếu có thể tự do biểu quyết và quản lý số cổ phần của bản thân thì nhà đầu tư chứng chỉ quỹ lại không có những quyền tương tự. Mọi quyết định đầu tư đều do công ty quản lý quỹ đưa ra.
- Trách nhiệm, khi đầu tư cổ phiếu theo cá nhân, nhà đầu tư chủ yếu phải dựa vào sự đánh giá của mình để ra quyết định và theo dõi khoản khoản đầu tư. Trong khi đó, nếu mua chứng chỉ quỹ, những điều này sẽ do công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư thực hiện.
Phân biệt quỹ đóng và quỹ mở
Quỹ đóng và quỹ mở là hai loại hình quỹ đầu tư được phát hành bởi công ty quản lý quỹ. Thông tin về hoạt động của quỹ được minh bạch, báo cáo định kỳ thường xuyên.
Danh mục đầu tư của quỹ đa dạng gồm cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, bất động sản… Tỷ trọng từng loại tài sản trong danh mục được quyết định bởi các chuyên gia, nhờ đó nhà đầu tư tham gia quỹ có thể tiết kiệm thời gian và công sức phân tích thị trường.
Quỹ đóng, theo Luật Chứng khoán, là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Điều này có nghĩa nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ không được bán lại cho công ty quản lý quỹ, nhưng việc giao dịch có thể thực hiện trên thị trường thứ cấp giữa các nhà đầu tư. Bị giới hạn về quy mô, thời gian và tính thanh khoản nhưng ưu thế của quỹ đóng là nguồn vốn ổn định nên công ty quản lý quỹ có thể tập trung cho những tài sản dài hạn, tỷ suất sinh lời cao.
Ngược lại, quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Thời gian hoạt động, quy mô vốn của quỹ mở không bị giới hạn như quỹ đóng mà phụ thuộc vào tình hình hoạt động và khả năng huy động vốn của công ty quản lý quỹ. Lợi nhuận của nhà đầu tư được xác định bằng chênh lệnh giữa giá mua và bán.
Người nắm giữ chứng chỉ quỹ mở thể dừng đầu tư bất cứ lúc nào, chuyển chứng chỉ quỹ thành tiền mặt, nếu thấy rủi ro hoặc vì lý do khác. Việc mua bán có thể thực hiện ở nhiều nơi như công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng, đại lý phân phối được chỉ định.
Khác biệt về tính thanh khoản là nguyên nhân cơ bản khiến số lượng quỹ mở áp đảo hoàn toàn so với quỹ đóng. Theo dữ liệu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến cuối tháng 6/2021 có 35 quỹ mở và 1 quỹ đóng đang hoạt động.
Chứng chỉ quỹ khác gì cổ phiếu
Về bản chất, chứng chỉ quỹ gần giống với cổ phiếu khi đều là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, quyền lợi, trách nhiệm của nhà đầu tư với phần góp vốn của mình. Tuy nhiên, chứng chỉ quỹ và cổ phiếu cũng có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
Tiêu chí so sánh | Chứng chỉ quỹ | Cổ phiếu |
---|---|---|
Mục đích phát hành | Chứng chỉ quỹ dùng để thành lập quỹ đầu tư đại chúng | Cổ phiếu được sử dụng như một công cụ để các công ty, doanh nghiệp huy động vốn |
Quyền của nhà đầu tư | Nhà đầu tư không có quyền quyết định đầu tư mà chỉ góp vốn và thu về lợi nhuận từ khoản đầu tư đó | Nhà đầu tư dựa vào phán đoán của mình, đánh giá cơ hội rủi ro và tự mình đưa ra quyết định về cổ phiếu đã mua, đồng thời hưởng lợi hoặc chịu trách nhiệm bởi quyết định của mình. |
Lưu ý khi đầu tư chứng chỉ quỹ
Nhà đầu tư chứng chỉ quỹ không nhất thiết phải là chuyên gia tài chính để có thể tham gia thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng tiết kiệm được thời gian trong khi vẫn tận dụng được cơ hội sinh lợi từ số tiền nhàn rỗi, nhưng cần có những lưu ý sau:
- Tìm hiểu và chọn lựa công ty quản lý quỹ có uy tín, lịch sử hoạt động tốt, đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, trách nhiệm công bố thông tin đầy đủ, minh bạch.
- Nghiên cứu kỹ các loại chứng khoán mà quỹ đầu tư để đánh giá xem có phù hợp với mục tiêu lợi nhuận và khẩu vị rủi ro của bản thân hay không.
- Chấp nhận rủi ro khi giá chứng chỉ quỹ sẽ biến động theo tài sản cơ sở đầu tư.
- Cân nhắc mức độ phù hợp của khoản đầu tư với mục đích tài chính của bản thân, không nên đầu tư quá nhiều vào một loại chứng chỉ quỹ hoặc một quỹ đầu tư.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả đầu tư của chứng chỉ quỹ, cập nhật thông tin thị trường để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
- Tránh những quyết định đầu tư dựa trên cảm tính hoặc theo trào lưu của thị trường, nên đưa ra quyết định đầu tư dựa trên phân tích, đánh giá và sự thấu hiểu về thị trường và doanh nghiệp.
Các chứng chỉ quỹ ở Việt Nam
Top 8 chứng chỉ quỹ ở Việt Nam
Đầu tư chứng chỉ quỹ ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Ở Việt Nam thức này cũng đang rất được ưa chuộng. Cụ thể có thể kể đến một số chứng chỉ ký quỹ như sau:
- Chứng chỉ quỹ VFMVF1: Quỹ đầu tư VFM (VF1) là quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam của công ty quản lý quỹ VFM thuộc Dragon Capital. Mục tiêu của quỹ là tối ưu hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro cho nhà đầu tư. Danh mục đầu tư gồm nhiều loại chứng khoán vốn, chứng khoán nợ và trái phiếu chuyển đổi.
- Chứng chỉ quỹ Techcombank: Đây là một loại chứng chỉ trái phiếu TCMF và nhà đầu tư sẽ có cơ hội kiếm được lợi nhuận dài lâu với trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu tốt.
- Chứng chỉ quỹ Vndirect (VNDAF): Thuộc nhóm cổ phiếu VN30 có vốn hóa lớn trên thị trường. Loại chứng chỉ này có thể giúp nhà đầu tư kiếm lợi từ sự tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế Việt Nam.
- Chứng chỉ quỹ ETF: Loại quỹ này nhằm mục đích mô phỏng tỷ suất sinh lợi nhuận của trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa và các loại tài sản.
- Chứng chỉ quỹ SSI: Đây là một quỹ công chúng dạng mở trực thuộc Công ty TNHH Quản Lý Quỹ SSI (SSIAM). Loại chứng chỉ quỹ này có giá trị tối thiểu là 2 triệu đồng và không giới hạn thời gian hoạt động. Mục tiêu của loại quỹ này là tạo thu nhập dài hạn cho nhà đầu tư.
- Chứng chỉ quỹ VFM: Thuộc công ty Cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). Mục tiêu của quỹ chính là xây dựng danh mục đầu tư cân đối, đa dạng với mục đích tối ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.
- Chứng chỉ quỹ VCBF: Loại quỹ này chỉ đầu tư vào các loại trái phiếu, cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn chứng khoán.
- Chứng chỉ quỹ VNDAF: Mục tiêu là tập trung đầu tư vào nhóm cổ phiếu VN30. Loại chứng chỉ này sẽ mang lại cho nhà đầu tư những khoản thu nhập vượt bậc bởi VNDAF có đội ngũ chuyên gia nổi tiếng và nhiều kinh nghiệm.
Cách mua chứng chỉ quỹ tại Việt Nam
Để mua chứng chỉ quỹ tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với công ty quản lý quỹ hoặc mua qua đại lý phân phối.
Tiêu chí đánh giá chứng chỉ quỹ tốt nhất
Việc đầu tư vào bất cứ hình thức nào cũng đòi hỏi nhà đầu tư chọn lựa và cân nhắc đến lợi nhuận và rủi ro trước khi rót vốn vào. Đối với chứng chỉ quỹ cũng vậy, để lựa chọn được chứng chỉ quỹ uy tín và mang đến lợi nhuận tốt cho mình,nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ và đánh giá các chứng chỉ quỹ trên thị trường dựa vào các tiêu chí sau
- Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm:
Khi tham gia chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư sẽ không trực tiếp thực hiện việc đầu tư, mà thay vào đó là các chuyên gia, quản lý quỹ có kinh nghiệm thực hiện. Vì vậy lựa chọn công ty quản lý quỹ có đội ngũ chuyên gia có kỹ năng và am hiểu thị trường, như vậy sẽ mang đến hiệu quả đầu tư tốt, khả năng thu về lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.
Thông tin đội ngũ chuyên gia của mỗi chứng chỉ quỹ sẽ được công bố tại quỹ, mục tiêu đầu tư và các kinh nghiệm và dưới sự giám sát của ngân hàng.
- Lợi nhuận trong quá khứ:
Lợi nhuận luôn là mục tiêu mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm, một quỹ có hiệu quả đầu tư tốt và sinh lợi nhuận trong dài hạn phản ánh năng lực quản lý tài sản của quỹ, đánh giá điều này sẽ giúp nhà đầu tư nắm được lợi nhuận của quỹ có bền vững không. Điều này sẽ giúp mọi người giảm thiểu được rủi ro trong quá trình đầu tư, để theo dõi tình hình lợi nhuận của quỹ, bạn có thể theo dõi báo cáo hoạt động được công khai trên website chính thống của quỹ bạn đang hướng tới.
- Thông tin công khai, minh bạch:
Mọi hoạt động của quỹ như danh mục đầu tư, chi phí, các hoạt động đầu tư… đều phải được công khai minh bạch trên trang web của quỹ. Nhằm mục đích để các nhà đầu tư nắm được khoản tiền đầu tư của mình được dùng có hiệu quả không và lợi nhuận thực tế thu được có đúng không. Từ đó quyết định việc có nên bán đi hay tiếp tục giữ lại chứng chỉ quỹ.
- Chiến lược đầu tư của quỹ:
Mỗi nhà đầu tư sẽ có lựa chọn về hình thức, chiến lược đầu tư khác nhau,vì vậy khi quyết định đầu tư vào quỹ, bạn nên xem xét chiến lược đầu tư của quỹ phân bổ vào các danh mục đầu tư như thế nào.